CÁC LOẠI CHI PHÍ TRƯỚC VÀ SAU THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẠN CẦN LƯU Ý
Ngoài việc tập trung vào ý tưởng kinh doanh và chiến lược phát triển, việc hiểu rõ về chi phí cần thiết để thành lập công ty cũng rất quan trọng. Trong bài viết này, AIOFFICE sẽ chia sẻ các loại chi phí liên quan đến việc thành lập công ty cổ phần, công ty hợp danh hay chi phí thành lập công ty TNHH,… cũng như những chi phí phát sinh sau khi doanh nghiệp đã hoạt động.
Tổng hợp chi phí trước và sau khi thành lập doanh nghiệp
Các lệ phí trước thành lập doanh nghiệp, công ty
Chi phí trước khi thành lập công ty là các khoản phí và lệ phí mà cá nhân, tổ chức phải đóng cho nhà nước khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty để được cấp giấy phép kinh doanh. Bao gồm các lệ phí sau:
- Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Phí khắc dấu tròn công ty;
- Các chi phí phát sinh khác.
1. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 50.000 đồng
Đây là lệ phí bạn phải đóng tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty và nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (nơi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp). Trường hợp đăng ký thành lập công ty trực tuyến, bạn sẽ không cần nộp khoản phí này.
2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, mức phí cho việc công bố nội dung là 100.000 đồng.
3. Phí khắc dấu tròn công ty: khoảng 450.000 đồng/con dấu
Chi phí khắc dấu sẽ dao động từ 450.000 đồng - 500.000 đồng, chi phí này sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp cũng như yêu cầu từ doanh nghiệp của bạn.
4. Các chi phí phát sinh khác
Trong quá trình chuẩn bị, soạn thảo bộ hồ sơ thành lập, doanh nghiệp sẽ cần thanh toán các khoản chi phí như: in ấn, công chứng, đi lại… Hoặc doanh nghiệp có thể phát sinh phí dịch vụ thành lập công ty khi chọn lựa các đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập.
Các chi phí cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp để đưa vào công ty vào hoạt động
Sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh thành công, để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả bạn sẽ cần chi trả một số các khoản phí có thể kể đến như mua bảng hiệu, mua chữ ký số, hóa đơn điện tử… Nhìn chung, chi phí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khá nhiều, có chi phí chỉ cần thanh toán một lần, có chi phí cần thanh toán định kỳ.
Các loại chi phí cần chi trả sau khi có giấy phép kinh doanh để đưa doanh nghiệp vào hoạt động
1. Phí làm bảng hiệu công ty: Khoảng 200.000 đồng/bảng
Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp về chất liệu, kích thước và đơn vị cung cấp mà chi phí làm biển hiệu có mức giá khác nhau. Tại AIOFFICE, khi ký hợp đồng thuê văn phòng bạn sẽ được tặng bảng tên vật lý miễn phí và được gắn trước cửa văn phòng.
2. Phí khắc con dấu: Khoảng 200.000 đồng
Đây là mức giá phổ biến chung trên thị trường. Lệ phí này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của bạn mà mức phí sẽ có sự chênh lệch.
3. Phí mở tài khoản ngân hàng: Thủ tục mở miễn phí - phí duy trì 1.000.000 đồng
Theo Thông tư 173/2016/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì các khoản phí của doanh nghiệp từ 20.000.000 đồng trở lên đều bắt buộc phải thanh toán từ tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Do đó, bạn phải mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch và nộp thuế theo quy định hiện hành.
Doanh nghiệp không mất phí khi mở tài khoản ngân hàng, mà chỉ cần thanh toán phí duy trì tài khoản 1.000.000 đồng (sẽ có chênh lệch tùy ngân hàng đăng ký tài khoản).
4. Phí mua chữ ký số điện tử: Từ 1.000.000 đồng trở lên
Chi phí mua chữ ký số điện tử phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp uy tín như Viettel, FPT, VNPT,…
5. Phí mua hóa đơn điện tử
Theo quy định mới nhất từ cơ quan nhà nước, tất cả các doanh nghiệp đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khi mua - bán hàng hóa. Chính vì thế, hóa đơn điện tử cũng được liệt kê vào các khoản chi phí thành lập công ty.
Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp và số lượng hóa đơn điện tử cần mua mà mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo mua hóa đơn điện tử của Viettel, Easyinvoice, Mobiphone,… với độ uy tín cao và mức phí tốt:
6. Phí phát hành hóa đơn điện tử
Sau khi đã mua hóa đơn điện tử, bạn phải tiến hành thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi sử dụng nếu không muốn bị xử phạt. Khi đó:
- Trường hợp bạn tự mình thực hiện thì hoàn toàn không mất phí.
- Trường hợp bạn sử dụng dịch vụ để tiết kiệm thời gian, phí dịch vụ dao động trong khoảng 500.000 đồng.
7. Chi phí khai thuế ban đầu
Kê khai thuế ban đầu là việc rất quan trọng và bắt buộc đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu không sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng - 25.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
8. Lệ phí môn bài
Đối với lệ phí môn bài, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì các doanh nghiệp thành lập từ 25/02/2020 trở đi đều được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập. Vì thế, khi mới thành lập bạn không cần phải nộp mức lệ phí này.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm thủ tục thành lập công ty và đang tìm kiếm đơn vị tư vấn các hồ sơ đăng ký, hãy liên hệ ngay với AIOFFICE, chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho bạn với đội ngũ nhân viên tư vân tận tâm, mức chi phí cực kỳ hợp lý giúp bạn cân đối tài chính và tiết kiệm thời gian.
* Liên hệ AIOFFICE để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ văn phòng ảo, văn phòng trọn gói, văn phòng Coworking, chỗ ngồi làm việc, thành lập doanh nghiệp...
☘ KHỞI NGHIỆP KHÔNG CÔ ĐƠN với AIOFFICE - Dịch vụ từ TÂM ☘
AIOFFICE
Add: Lầu 6-8, Giầy Việt Plaza, 180-182 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3, TP. HCM
☎ Hotline - Zalo: 096 987 23 54
Xem thêm